Nhiệm vụ của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

1.png
Các giảng viên Nhà trường và học viên Trung cấp Lý luận chính trị khoá 51
chia sẻ tại Diễn đàn
Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Theo đó, đối với Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá là cơ quan chủ chốt trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, những năm qua Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã chủ động, đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, tập trung tổ chức, triển khai có hiệu quả 5 hoạt động: (1) Nghiên cứu biên soạn chuyên đề, tài liệu hỏi - đáp, sách tham khảo, chuyên khảo và tích hợp nội dung Nghị quyết vào các chuyên đề, thi, kiểm, đánh giá… phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; (2) Xây dựng nhóm chuyên gia, giảng viên nòng cốt; (3) Tổ chức nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, các hội thảo, toạ đàm về nhận diện các quan điểm sai trái thù địch và giải pháp đấu tranh…; (4) Tổ chức các Hội thi; (5) Xây dựng mô hình đổi mới sáng tạo trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đặc biệt, cán bộ, giảng viên đã phát huy tốt Mô hình 3 cam kết, 4 hỗ trợ, 5 đồng bộ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá: “3 cam kết” (Cam kết với chính mình; cam kết với học viên, nhà trường; cam kết với Đảng và Nhân dân). “4 hỗ trợ” (Hỗ trợ nâng cao năng lực nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch; hỗ trợ phát triển kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; hỗ trợ môi trường tạo động động lực, khuyến khích đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; hỗ trợ kết nối huy động nguồn lực, lực lượng tạo sự gắn kết giữa các hoạt động, giữa nhà trường với các ngành, địa phương và cơ sở). “5 đồng bộ” (Giữa nói, viết và làm, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và mọi hoạt động của nhà trường, địa phương, cơ sở; giữa kịp thời cập nhật Nghị quyết, quan điểm mới với coi trọng tổng kết thực tiễn; giữa dạy học gắn với dạy hành, giữa bồi dưỡng lý luận với rèn luyện cán bộ trong thực tiễn; giữa bảo vệ và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng của Đảng; giữa đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, gắn với việc kiên quyết, kiên trì khắc phục tình trạng ngại học lý luận chính trị).
Hiệu quả trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ thực tiễn của Nhà trường, trong đó, xuất phát từ việc Nhà trường đã phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, giảng viên, học viên, coi nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thực sự là tự giác, thường xuyên. Vì vậy, để đáp ứng ngày càng tốt hơn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường nói chung và từng giảng viên nói riêng phải làm tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, Tiếp tục thấu triệt và cụ thể hoá sáu quan điểm chỉ đạo của Đảng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; diện diện tốt âm mưu, phương thức thủ đoạn của các thế lực thù địch và có phương pháp đấu tranh phù hợp.
Hai là, Chú trọng đến việc xây dựng tác phong hình ảnh đẹp của giảng viên Trường Chính trị tỉnh để lan toả đến học viên, đến địa phương cơ sở với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”; tiếp tục xây dựng và phát huy các giá trị văn hoá trường Đảng và rèn luyện phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt cần nhận thức đúng và thực hành 5 giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới: (1) Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; (2) Bản lĩnh, đổi mới sáng tạo, hội nhập; (3) Cần kiệm liêm chính chí công vô tư; (4) Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; (5) Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện và học tập suốt đời. Theo đó, giảng viên nhận thức đúng và thực hành tốt 5 hệ giá trị chuẩn mực của đạo đức cách mạng cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không chỉ là “tấm lá chắn” bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng; mặt khác, còn bảo vệ chính bản thân cán bộ, đảng viên trước những “cám dỗ” của xã hội.
Hai là, Giảng viên phải thực hiện tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng về chủ trương, đường lối bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Ba là, Giảng viên phải bám sát nhiệm vụ chính trị trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung và nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hàng năm của Nhà trường nói riêng để chủ động tham mưu các nhiệm vụ, phương thức tổ chức cụ thể bảo vệ nền tảng tư tưởng phù hợp với thực tiễn Nhà trường.
Bốn là, Giảng viên phải là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; lực lượng kết nối lực lượng giữa nhà trường với địa phương cơ sở, giữa giảng viên với học viên và tuyên truyền đến học viên, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
ThS. Phạm Bá Thịnh - GV. Hoàng Thị Hiền
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Truy cập
Hôm nay:
201
Hôm qua:
902
Tuần này:
9498
Tháng này:
10294
Tất cả:
2328890