Kết quả nổi bật trong thu hút vốn đầu tư phát triển của tỉnh từ nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ xix đến nay
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trên cơ sở bám sát quan điểm xuyên suốt mà Đảng ta đã xác định đó là: nội lực là quyết định và ngoại lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn”, tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư là một trong ba khâu đột phá trong nhiệm kỳ; đồng thời xác định “Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển” là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội. Đây là những chủ trương, định hướng lớn, quan trọng để các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tạo tiền đề để khơi thông điểm nghẽn về huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, được thực hiện trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lạm phát và lãi suất leo thang, giá nhiên liệu biến động mạnh, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn biến phức tạp, xung đột quân sự tại Nga - Ucraina, chiến sự tại Dải Gaza kéo dài… tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế toàn cầu, làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế. Song, công tác huy động vốn đầu tư phát triển của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực, là yếu tố quan trọng đảm bảo nguồn lực trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 đến hết quý I/2024 ước đạt 441.056 tỷ đồng , đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố huy động vốn đầu tư cao nhất cả nước. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 26,3% năm 2020 xuống còn 21,7% năm 2023; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 73,7% lên 78,3%.
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 279 dự án đầu tư, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 49.056 tỷ đồng và 526 triệu USD; có 17 dự án FDI điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư thêm 98 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ 20 nước trên thế giới, với tổng vốn đăng ký khoảng 14,67 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đã có gần 11.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 110.838 tỷ đồng, đứng thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp mới được thành lập; nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên khoảng 21 nghìn doanh nghiệp, đạt 56 doanh nghiệp/10.000 dân. Đã có nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến, đầu tư thành công tại Thanh Hóa như: Tập đoàn Idemitsu, Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), Tập đoàn Kepco (Hàn Quốc), Tập đoàn Hong Fu (Đài Loan), Tập đoàn VinGroup, SunGroup, Flamingo, TH True milk, Vinamilk...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, được thực hiện trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lạm phát và lãi suất leo thang, giá nhiên liệu biến động mạnh, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn biến phức tạp, xung đột quân sự tại Nga - Ucraina, chiến sự tại Dải Gaza kéo dài… tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế toàn cầu, làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế. Song, công tác huy động vốn đầu tư phát triển của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực, là yếu tố quan trọng đảm bảo nguồn lực trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 đến hết quý I/2024 ước đạt 441.056 tỷ đồng , đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố huy động vốn đầu tư cao nhất cả nước. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 26,3% năm 2020 xuống còn 21,7% năm 2023; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 73,7% lên 78,3%.
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 279 dự án đầu tư, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 49.056 tỷ đồng và 526 triệu USD; có 17 dự án FDI điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư thêm 98 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ 20 nước trên thế giới, với tổng vốn đăng ký khoảng 14,67 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đã có gần 11.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 110.838 tỷ đồng, đứng thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp mới được thành lập; nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên khoảng 21 nghìn doanh nghiệp, đạt 56 doanh nghiệp/10.000 dân. Đã có nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến, đầu tư thành công tại Thanh Hóa như: Tập đoàn Idemitsu, Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), Tập đoàn Kepco (Hàn Quốc), Tập đoàn Hong Fu (Đài Loan), Tập đoàn VinGroup, SunGroup, Flamingo, TH True milk, Vinamilk...
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Ảnh: Minh Hằng
Từ kết quả thu hút đầu tư, đã có nhiều dự án quan trọng, có quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư như: Đường giao thông nối thị xã Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn; Đường Đại lộ Đông - Tây thành phố Thanh Hóa đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A; Đường cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông; Đường Đông Tây đoạn nối đường Bắc Nam 1B với đường Bắc Nam 3 - KKT Nghi Sơn; Tuyến đường Hải Hòa - Bình Minh; Đường Bắc Nam 2; Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy xi măng Đại dương 1, Dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn; Trạm nghiền xi măng Long Sơn; Nhà máy sản xuất bao bì của Công ty Miza; Nhà máy sản xuất dây cáp điện THN Autoparts, huyện Hà Trung; Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp (TH True Milk)… Kết quả thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,6%, đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước; tốc độ tăng trưởng GRDP quý I/2024 ước đạt 13,15%, đứng thứ 3 cả nước. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 273 nghìn tỷ đồng, gấp 1,45 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.067 USD, gấp 1,39 lần năm 2020; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại… tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Để đạt được kết quả nêu trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân như:
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế nhằm cải thiện, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, giúp các doanh nghiệp kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao nhất; tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào tỉnh với tinh thần “Sự phát triển của doanh nghiệp cũng là sự phát triển của tỉnh.
Thứ hai, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, đề án nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội như: Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn; chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Đề án huy động thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển doanh nghiệp…
Thứ ba, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nhiều thủ tục được cắt giảm 30- 50% thời gian xử lý so với quy định; đã thực hiện đổi mới quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính, chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử tại 100% các cơ quan quản lý nhà nước; là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm nguyên tắc “4 tăng, 2 giảm, 3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính; việc công khai xin lỗi trong giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ tư, Thanh Hóa là một trong những địa phương đi tiên phong trong công tác vận động xúc tiến đầu tư với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả; đã thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư đặc biệt; thành lập Bộ phận hỗ trợ Nhật Bản tại tỉnh (Japan Desk Thanh Hoa); lãnh đạo tỉnh thường xuyên làm việc, tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn công tác cao cấp của tỉnh thăm, làm việc, thiết lập quan hệ với các tỉnh, thành phố các nước để quảng bá, giới thiệu và xúc tiến đầu tư vào tỉnh.
Để đạt được kết quả nêu trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân như:
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế nhằm cải thiện, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, giúp các doanh nghiệp kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao nhất; tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào tỉnh với tinh thần “Sự phát triển của doanh nghiệp cũng là sự phát triển của tỉnh.
Thứ hai, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, đề án nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội như: Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn; chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Đề án huy động thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển doanh nghiệp…
Thứ ba, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nhiều thủ tục được cắt giảm 30- 50% thời gian xử lý so với quy định; đã thực hiện đổi mới quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính, chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử tại 100% các cơ quan quản lý nhà nước; là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm nguyên tắc “4 tăng, 2 giảm, 3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính; việc công khai xin lỗi trong giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ tư, Thanh Hóa là một trong những địa phương đi tiên phong trong công tác vận động xúc tiến đầu tư với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả; đã thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư đặc biệt; thành lập Bộ phận hỗ trợ Nhật Bản tại tỉnh (Japan Desk Thanh Hoa); lãnh đạo tỉnh thường xuyên làm việc, tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn công tác cao cấp của tỉnh thăm, làm việc, thiết lập quan hệ với các tỉnh, thành phố các nước để quảng bá, giới thiệu và xúc tiến đầu tư vào tỉnh.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Thanh Hóa tại Nhật Bản.
Ảnh: Minh Hằng
Thứ năm, hoạt động tiếp doanh nghiệp định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh hằng tháng được duy trì, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm việc ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong triển khai thực hiện dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn có những hạn chế nhất định đó là: Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội còn đạt thấp so với mục tiêu cả giai đoạn 2021-2025 (đạt 441.056 tỷ đồng/KH 750.000 tỷ đồng); huy động vốn từ các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là huy động theo hình thức đối tác công tư (PPP) còn hạn chế, chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển của tỉnh; công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao; số lượng dự án đầu tư mới tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; tiến độ triển khai thực hiện các dự án quan trọng, quy mô lớn còn chậm; năng lực tài chính, khả năng thực hiện dự án của một số nhà đầu tư còn hạn chế. Doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chưa cao; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể còn lớn.
Để sớm hiện thực hoá khát vọng thịnh vượng, xây dựng Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, kiến nghị một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục phát huy tối đa, tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh trong thu hút đầu tư, tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế là nền tảng, tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế của tỉnh như: Nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ logistics, du lịch; các trung tâm kinh tế động lực, các trụ cột tăng trưởng và các hành lang kinh tế. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn, các công trình cấp bách, công trình không có khả năng thu hồi vốn và dành một phần vốn ngân sách hỗ trợ làm “vốn mồi” cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA).
Hai là, tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Quy hoạch tỉnh cho phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch khác có liên quan và tình hình thực tế của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập, trình phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng chính theo quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết, đặc biệt tại các khu vực phát triển nhanh như: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng… dọc các tuyến đường giao thông lớn, các tuyến giao thông chính và kết nối các khu chức năng, làm cơ sở quản lý và thu hút đầu tư. Thực hiện tốt phương châm “có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt”.
Ba là, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách, tạo thêm nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách theo hướng rõ đối tượng, rõ nguồn lực thực hiện, tạo sự hấp dẫn, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
Bốn là, tích cực đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm tạo lập một “điểm đến hấp dẫn”, “bến đỗ an toàn” cho các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh; chủ động tiếp cận, hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, thu hút dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao, không chiếm dụng đất lớn, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, mẫu hóa các thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, kiên quyết thu hồi dự án đối với các chủ đầu tư có năng lực yếu, chây ì không triển khai. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực từ bên ngoài, nguồn lực của doanh nghiệp, của khu vực dân cư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại; tập trung tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, để huy động nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối các hành lang kinh tế, các vùng kinh tế động lực của tỉnh và hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải; hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo…
Sáu là, nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các ngành, các địa phương trong thực hiện vai trò trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp và nhà đầu tư; linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
***
Từ những thành tựu đã đạt được trong huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự tin tưởng, ủng hộ, chung sức đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ là tiền đề quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn có những hạn chế nhất định đó là: Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội còn đạt thấp so với mục tiêu cả giai đoạn 2021-2025 (đạt 441.056 tỷ đồng/KH 750.000 tỷ đồng); huy động vốn từ các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là huy động theo hình thức đối tác công tư (PPP) còn hạn chế, chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển của tỉnh; công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao; số lượng dự án đầu tư mới tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; tiến độ triển khai thực hiện các dự án quan trọng, quy mô lớn còn chậm; năng lực tài chính, khả năng thực hiện dự án của một số nhà đầu tư còn hạn chế. Doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chưa cao; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể còn lớn.
Để sớm hiện thực hoá khát vọng thịnh vượng, xây dựng Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, kiến nghị một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục phát huy tối đa, tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh trong thu hút đầu tư, tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế là nền tảng, tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế của tỉnh như: Nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ logistics, du lịch; các trung tâm kinh tế động lực, các trụ cột tăng trưởng và các hành lang kinh tế. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn, các công trình cấp bách, công trình không có khả năng thu hồi vốn và dành một phần vốn ngân sách hỗ trợ làm “vốn mồi” cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA).
Hai là, tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Quy hoạch tỉnh cho phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch khác có liên quan và tình hình thực tế của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập, trình phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng chính theo quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết, đặc biệt tại các khu vực phát triển nhanh như: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng… dọc các tuyến đường giao thông lớn, các tuyến giao thông chính và kết nối các khu chức năng, làm cơ sở quản lý và thu hút đầu tư. Thực hiện tốt phương châm “có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt”.
Ba là, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách, tạo thêm nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách theo hướng rõ đối tượng, rõ nguồn lực thực hiện, tạo sự hấp dẫn, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
Bốn là, tích cực đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm tạo lập một “điểm đến hấp dẫn”, “bến đỗ an toàn” cho các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh; chủ động tiếp cận, hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, thu hút dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao, không chiếm dụng đất lớn, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, mẫu hóa các thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, kiên quyết thu hồi dự án đối với các chủ đầu tư có năng lực yếu, chây ì không triển khai. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực từ bên ngoài, nguồn lực của doanh nghiệp, của khu vực dân cư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại; tập trung tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, để huy động nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối các hành lang kinh tế, các vùng kinh tế động lực của tỉnh và hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải; hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo…
Sáu là, nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các ngành, các địa phương trong thực hiện vai trò trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp và nhà đầu tư; linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
***
Từ những thành tựu đã đạt được trong huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự tin tưởng, ủng hộ, chung sức đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ là tiền đề quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Đầu Khắc Quỳnh,
Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Các tin khác
- Thực hành đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới - cơ sở quan trọng góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Phát huy vai trò của Trang thông tin điện tử Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Những hình ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến
- Kết quả công tác phát triển đảng viên mới trên địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
- Kết quả nổi bật trong thu hút vốn đầu tư phát triển của tỉnh từ nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ xix đến nay
- Xây dựng Đảng ủy Khối các tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên vững mạnh toàn diện
Truy cập
Hôm nay:
114
Hôm qua:
1370
Tuần này:
9750
Tháng này:
20699
Tất cả:
2339295